Thuật ngữ cần biết trong ngành làm bánh

Thuật ngữ cần biết trong ngành làm bánh
Ngày đăng: 09/01/2023 04:52 PM

    Để trở thành một bếp bánh chuyên nghiệp với nhiều cơ hội làm việc hấp dẫn, các thợ bánh không chỉ cần có kỹ năng, phương pháp làm bánh mà còn cần trau dồi các kiến thức chung trong làm bánh. Những thuật ngữ trong ngành bánh là kiến thức tiên quyết mà bất kỳ người thợ bánh nào cũng cần phải nắm chắc!

    Nhóm thuật ngữ về nguyên liệu

    Chất phụ gia làm bánh (Bread improver)

    Là nguyên liệu không thể thiếu trong một số thành phần khác như: bột mì, men, muối, nước,... để tạo ra các loại bánh mì ngon.

    Chất phụ gia trong công thức làm bánh sẽ giúp cải thiện chất lượng bánh, giữ nguyên hình dạng bánh được cứng cáp, bánh nở to hơn và làm chất xúc tác tốt cho quá trình lên men.

    Bơ (Butter)

    Bơ gồm: 80% chất béo sữa với 20% chất rắn sữa và nước.

    Bơ được sử dụng vì tạo được hương vị thơm ngon và là cơ sở để tạo nên độ giòn, lớp vảy. độ mềm, màu vàng nâu trên bánh.

    Bơ làm bánh

    Đường cát (Caster Sugar)

    Đường cát có màu trắng, hạt to được chế biến từ củ cải trắng hoặc mía đường, được sử dụng phổ biến trong: nấu ăn, làm bánh, pha chế tiện dụng và có giá thành rẻ hơn các loại khác. 

    Sữa đặc có đường (Condensed milk)

    Sữa đặc có đường được sản xuất qua quá trình chưng cất sữa, loại sữa này có thể được bảo quản lâu, do hàm lượng đường chiếm khoảng 40% khối lượng. 

    Sữa đặc có đường được sử dụng phổ biến với nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là dùng trong nấu ăn và làm bánh.

    Gelatin

    Gelatin là chất rắn không màu, không vị và đảm bảo kết cấu mịn của thành phẩm. Gelatin gồm:

    Đường bột (Icing sugar)

    Đường bột có màu trắng tinh, cũng chính là đường cát được xay cực kỳ mịn nhuyễn và cho thêm một ít bột bắp để chống vón cục.

    Kem tươi (Thickened cream)

    Kem tươi trong làm bánh thường được thêm khoảng 1% gelatin hoặc các chất làm đông khác giúp bánh không bị vón cục. 

    Men (Yeast)

    Men là tên gọi chung của một nhóm sinh vật cực nhỏ, thuộc loại nấm. Men là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình làm bánh, hỗ trợ quá trình nở, tạo độ phồng khi tạo thành phẩm.

    Baking soda

    Baking soda hay còn gọi là muối nở, chúng phản ứng với một loại axit khi ướt để tạo ra carbon dioxide và làm sáng bánh nướng. 

    Bột lúa mì (Wheat flour)

    Bột lúa mì được chế biến từ quá trình xay nhuyễn lúa mì đã tách vỏ và phôi. Dựa vào hàm lượng gluten, bột lúa mì gồm 3 loại:

    Nhóm thuật ngữ chế biến bánh

    Bột cái con (Levain)

    Đây là một chất tạo men hay còn gọi bột chua, men nở, men dại được sử dụng thay men để làm nổi bột. 

    Sử dụng một phần bột cái với bột mì và nước để hệ sinh vật trong bột cái sinh sôi nảy nở đến số lượng lớn để lên men khối bột làm bánh mì.

    Bột nghỉ (Autolyse)

    Sau khi trộn đều bột, để bột tự động tạo gluten và phân giải đường thông qua enzyme. Thời gian nghỉ của bột thường dao động khoảng 30 - 45 phút, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.

    Trộn bột (Mix the four)

    Sau thời gian khoảng 15 - 30 phút cho bột nghỉ, tiếp theo sẽ cho levain, muối, nước vào bột.

    Nhồi bột (Sourdough)

    Là quá trình kéo và gập bột để tăng độ đàn hồi cho gluten.

    Ủ bột lần đầu (Bulk proof)

    Ủ bột là quá trình lên men của khối bột, đây là giai đoạn được thực hiện sau nhồi bột tạo độ đàn hồi. 

    Tạo hình (Mold)

    Chia bột thành những phần nhỏ đồng đều, chú ý mép bột cẩn thận để tránh bánh bị bung khi nướng.

    Fermentation (hoàn tất ủ bột)

    Bột bánh sẽ nở khoảng gấp rưỡi và nở đến một nhiệt độ nhất định, men chết, gluten cứng lại. Khi đó, tạo được thành phẩm như mong đợi trước khi cho vào lò nướng.

    Rạch và nướng bánh (Score and bake)

    Dùng dao rạch bánh để tạo một chiếc bánh như mong muốn.

    Các loại bột làm bánh

    Nhóm thuật ngữ về các loại bánh

    Bánh ngọt (Cake)

    Bánh ngọt chứa nhiều chất béo và có độ ngọt cao trong các loại bánh.

    Bánh xốp (Chiffon cake)

    Bánh xốp được tạo từ việc đánh bông lòng trắng trứng và lòng đỏ của trứng riêng biệt. Đây là bánh xốp mềm, đa dạng hình thái như: tròn, vuông, chữ nhật,...

    Bánh cà phê (Coffee cake)

    Đây là các loại bánh được dùng ăn kèm khi nhâm nhi với một ly cafe.

    Bánh quy (Cookie)

    Bánh quy được làm từ hỗn hợp tương tự như bánh cake, tuy nhiên lượng nước sẽ ít hơn bánh cake.

    Cupcake

    Bánh cupcake được bao bọc trong ly giấy với đa dạng hình dáng, màu sắc và hương vị khác nhau. Bánh thường được phủ một lớp kem cùng với mứt, trái cây,...

    Fritter

    Fritter có cả vị ngọt lẫn mặn, chiên trong ngập dầu, được tẩm bột vào các thành phần như tôm, gà, hay củ quả.

    Loaf

    Loaf là loại bánh nhanh thường có hình dạng khối chữ nhật.

    Pancake

    Pancake là bánh mì bột mì mỏng còn gọi được là bánh kếp. Loại bánh này có hình tròn với kích thước dẹt mỏng, làm chủ yếu từ các nguyên liệu như bột mì, trứng, sữa và bơ.

    Pastry

    Pastry loại bánh ngọt nhiều lớp, sử dụng bột, chất béo, trứng để nướng lên thành bánh Pastry.

    Pie

    Pie là bánh nướng nhân mứt, bánh này có vỏ kín chứa nhân ở bên trong được gọi chung là vỏ Pie.

    Sandwich

    Sandwich là loại bánh mì gối thường được dùng ăn kèm với xà lách, thịt, kem bơ hay gia vị khác.

    Scone

    Bánh nướng được sử dụng phổ biến ở Anh với hình dạng tròn, được cắt thành các lát bánh hình tam giác. Bánh nướng ngoài hình dạng tròn còn có dạng hình nón, lục giác đều hoặc hình vuông.

    Tart

    Là loại bánh nhân hoa quả.

    Waffle

    Bánh quế

    Swiss roll

    Bánh kem cuộn

    Trên đây là những thuật ngữ quen thuộc trong ngành làm bánh. Một số thuật ngữ có vẻ khá khó nhớ, nhưng nếu bạn đọc nhiều, làm nhiều sẽ quen mắt và nhớ tốt hơn!

     

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline